TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIÊN LÃNG
1. Lịch sử hình thành
Huyện Tiên Lãng xưa có tên gọi Bình Hà, Tân Minh, Tiên Minh, đến cuối thế kỷ XIX, vào triều Nguyễn mới đổi gọi là Tiên Lãng, thuộc tỉnh Hải Dương. Từ 17-2-1906 đến trước năm 1945, Tiên Lãng thuộc tỉnh Kiến An, và nay là một huyện của thành phố Hải Phòng. Qua các tư liệu sử học và khảo cổ học thì từ xa xưa, vùng đất Tiên Lãng đã là điểm tụ cư của người Việt cổ.
Nằm ở nơi đầu sóng ngọn gió, trong kháng chiến chống Pháp, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã kiên cường đánh bại nhiều trận càn của lính thực dân Pháp và tay sai. Bởi vậy có người đã ví Tiên Lãng như Đất thép Củ Chi ở Sài Gòn thời chống Mỹ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 và sau năm 1954, huyện Tiên Lãng thuộc tỉnh Kiến An.
Ba con nông thôi Tiên Lãng thời xưa
Từ ngày 27 tháng 10 năm 1962, Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng do sáp nhập tỉnh Kiến An vào thành phố Hải Phòng, ban đầu gồm 19 xã: Bạch Đằng, Cấp Tiến, Chấn Hưng, Đại Thắng, Đoàn Lập, Hùng Thắng, Khởi Nghĩa, Kiến Thiết, Minh Đức, Quang Phục, Quyết Tiến, Tiên Cường, Tiên Minh, Tiên Thắng, Tiên Thanh, Tiên Tiến, Toàn Thắng, Tự Cường, Vinh Quang. Ngày 18 tháng 5 năm 1981, chia xã Chấn Hưng thành 2 xã: Bắc Hưng và Nam Hưng. Ngày 18 tháng 3 năm 1986, thành lập 2 xã Đông Hưng và Tây Hưng thuộc vùng kinh tế mới. Ngày 17 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn Tiên Lãng trên cơ sở giải thể xã Minh Đức. Ngày 23 tháng 11 năm 1993, thành lập xã Tiên Hưng trên cơ sở giải thể nông trường Vinh Quang và một phần diện tích của xã Vinh Quang.
2. Vị trí
Vị trí Huyện Tiên Lãng
Tiên Lãng ở phía Tây Nam của Hải Phòng. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía Đông Bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà của Hải Dương, phía Bắc giáp An Lão và Kiến Thụy, phía Đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp Thái Thụy của Thái Bình Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua. Sông Vân Úc làm ranh giới tự nhiên phía Bắc của Tiên Lãng. Sông Thái Bình làm ranh giới tự nhiên phía Nam.
3. Hành Chính
Tiên Lãng gồm thị trấn Tiên Lãng (huyện lỵ) và 22 xã: Bắc Hưng, Bạch Đằng, Cấp Tiến, Đại Thắng, Đoàn Lập, Đông Hưng, Hùng Thắng, Khởi Nghĩa, Kiến Thiết, Nam Hưng, Quang Phục, Quyết Tiến, Tây Hưng, Tiên Cường, Tiên Hưng, Tiên Minh, Tiên Thắng, Tiên Thanh, Tiên Tiến, Toàn Thắng, Tự Cường, Vinh Quang.
4. Du lịch
Nằm giữa vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, Khu du lịch nước suối khoáng nóng Tiên Lãng chỉ cách thành phố Hải Phòng 18 km về phía Nam. Đây được đánh giá là một trong 5 mỏ nước khoáng đặc biệt có giá trị của Việt Nam, và cùng loại với nguồn nước khoáng nổi tiếng trên thế giới, như: Mirgorod của Nga, Darkov của Tiệp Khắc (cũ), Baisov của Bungari, E'laruc và Sallivs de Jura của Pháp. Người dân thành phố cảng chỉ cần nửa giờ đồng hồ xe chạy đã có mặt ở nơi đây. Từ Hà Nội du khách theo tuyến đường 5 và quốc lộ 10 với gần 110 km là tới được nơi đây. Nếu qua đường Tứ Kì (Hải Dương) chỉ có 80 km, đi đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới thì chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng (~90 km).
Khu du lịch Suối khoáng nóng Tiên Lãng
Đặc biệt khu du lịch này nằm trong tuyến du khảo đồng quê với những điểm đến hấp dẫn ở các huyện ngoại thành phía Nam Hải Phòng. Hầu như những ai đi dâng hương tưởng niệm đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo) khi trở về đều ghé qua và dừng chân tại Khu du lịch suối nước khoáng nóng Tiên Lãng để thưởng thức. Nước khoáng nóng thiên nhiên Tiên Lãng độc nhất vô nhị ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Khu du lịch suối nước khoáng nóng Tiên Lãng những năm gần đây đã tăng lượng khách du lịch không chỉ đến từ trong nước mà còn khá đông du khách nước ngoài.
Hiện tại cùng với Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng tại xã Bạch Đằng thì Cụm di tích họ ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm[4] tại xã Kiến Thiết cũng được nhiều du khách tham quan đền Trạng ghé thăm nhằm giúp tìm hiểu rõ hơn về công ơn của họ ngoại (ông ngoại Nhữ Văn Lan và thân mẫu Nhữ Thị Thục) đối với cuộc đời và sự nghiệp của bậc danh nhân văn hóa. Cụm di tích họ ngoại Trạng Trình bao gồm Từ đường dòng họ Nguyễn - Nhữ và phần mộ ông bà ngoại là vợ chồng quan Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan và con gái (tức thân mẫu của Trạng Trình) Nhữ Thị Thục vẫn được nhân dân địa phương trân trọng bảo vệ hơn 400 năm qua.
5. Đặc sản
Thuốc lào Tiên Lãng
Thuốc lào Tiên Lãng, một đặc sản của Hải Phòng, một thời từng là hình ảnh xuất hiện trong nhiều tác phẩm thơ văn, điện ảnh và cả trong ca dao. Bởi vậy mới có những câu như Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên. Thuốc lào trồng trên đất An Tử Hạ nay thuộc thôn an tử xã Kiến Thiết (quê ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) thời xưa dùng để tiến vua và được ghi vào sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi. Từng là đặc sản tiến Vua từ xa xưa và được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng cũng như sự thích hợp bởi đất trồng nơi đây.
Là mảnh đất phù sa bồi đắp suốt quá trình hình thành cũng như tách biệt về mặt địa lý với 2 mặt biển và 2 mặt sông đã hình thành Tiên Lãng gắn liền với những đặc sản mang hương vị rất riêng được nhiều người ngợi khen như cá sông, tôm mùa rảo, cua sông, rươi tháng 12, mắm cáy, thịt chó cổ truyền,.... cùng những món trên khắp Việt Nam đều có nhưng lại mang nét riêng bởi mùi và vị mà ai thưởng thức rồi đều sẽ nhớ nhung. Đặc sản khác: nếp cái hoa vàng Đại Thắng, trứng vịt Chấn Hưng, hành tỏi Bắc Hưng, nấm ăn và nấm dược liệu, thịt chó Tiên Lãng
II. TIÊM NĂNG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN TIÊN LÃNG
Để trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, huyện Tiên Lãng đã sớm xây dựng các quy hoạch chiến lược, tận dụng triệt để những lợi thế vốn có. Cho thấy tiềm năng phát triển hạ tầng kinh tế cùng với đó là tiềm năng phát triển bất động sản tại đây
1, Lợi thế riêng có
Tiên Lãng là huyện có tuyến Quốc lộ 10 chạy qua với chiều dài 4 km, đây là tuyến đường nối liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Tuyến tỉnh lộ ĐT.354 chạy qua có chiều dài 8,5 km nối các huyện An Lão, Vĩnh Bảo và quận Kiến An góp phần tích cực vào giao thông vận tải và phát triển kinh tế - xã hội. Sắp tới Tiên Lãng sẽ khởi công xây dựng nhiều công trình giao thông quan trọng như: Tuyến đường ô tô ven biển từ Quảng Ninh đi Thanh Hóa qua địa bàn 4 xã của huyện Tiên Lãng với chiều dài trên 10 km, đường lối Quốc lộ 5 và Quốc lộ 10, xây dựng cầu cứng thay thế cầu phao Hàn, nâng cấp, cải tạo đường 25, đường 354,... Do địa thế các mặt giáp sông, biển, phát triển các tuyến giao thông đường thủy nên ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy, logistics, vận tải thủy đang rất phát triển.
Vị trí tiềm năng của Huyện Tiên Lãng thành phố vệ tinh tương lai
Hiện tại, huyện đang phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề, nông sản truyền thống, tạo điều kiện giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu ngay trên đồng đất quê hương. Hiện nay, huyện đã có 6 sản phẩm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý: Gạo nếp cái hoa vàng Đại Thắng; Rượu nếp cái hoa vàng Đại Thắng; Nấm ăn, nấm dược liệu Tiên Lãng; Trứng vịt Chấn Hưng; Chiếu cói Lật Dương xã Quang Phục; Thuốc lào Tiên Lãng. Ngoài ra, huyện Tiên Lãng luôn tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với các nhà đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng CCN thị trấn Tiên Lãng, chuẩn bị các điều kiện để khởi công xây dựng CCN Tiên Cường I, quy hoạch CCN Quang Phục, khu công nghiệp Tiên Thanh để thu hút các DN vào đầu tư.
Ông Trần Đình Vịnh- Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho biết: “Mục tiêu của huyện đến năm 2021 là Xây dựng huyện Tiên Lãng phát triển nhanh, toàn diện. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên; đảm bảo phát triển bền vững và thực hiện chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh".
2. Cải cách để phục vụ DN tốt hơn
Theo UBND huyện Tiên Lãng, vấn đề huyện phải thực hiện ngay là quy vùng sản xuất tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư phát triển các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm đặc trưng của huyện. Để thu hút đầu tư trên địa bàn, UBND huyện Tiên Lãng đang tập trung các nhóm giải pháp để giải quyết những khó khăn trên: Đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chú trọng giải quyết các kiến nghị, đề xuất của DN, hỗ trợ và đồng hành cùng DN trong quá trình sản xuất - kinh doanh tại địa phương, tạo được niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư trên địa bàn huyện....
Khu công nghiệp Tiên Thanh, Tiên Lãng, Hải Phòng
Tiên Lãng luôn mở rộng cửa đón chào và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN đầu tư vào Tiên Lãng, đặc biệt là các dự án đầu tư về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tiên tiến, hiện đại.
Huyện còn tập trung quy hoạch, phát triển hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện để thông thương, thu hút các DN như: Cải tạo nâng cấp đường 25; làm mới các đường nhánh phát huy hiệu quả đường 212, đường bao phía Nam thị trấn Tiên Lãng... Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt, trước mắt tập trung cho cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng. Xúc tiến xây dựng cụm công nghiệp Tiên Cường I. Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp khác. Đồng thời, huyện phát triển nguồn nhân lực của địa phương,; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bố trí kinh phí để đảm bảo cho kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.